Tỏi đen là gì?
Tỏi đen không hề có trong tự nhiên. Bản chất tỏi đen là tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ từ 60 – 90 độ và độ ẩm khoảng 80% trong thời gian 30 – 60 ngày.
Trong quá trình lên men thành tỏi đen các thành phần dược chất sẽ được gia tăng hơn so với tỏi trắng đồng thời một số thành phần quý được hình thành trong quá trình lên men.
Thành phần của tỏi đen
Tỏi đen là thành phẩm của quá trình lên men chậm tỏi trắng thông thường, chính vì vậy mà các thành phần tốt cho sức khỏe có trong tỏi trắng sẽ được biến đổi trở lên dễ hấp thu và hàm lượng của chúng cũng tăng lên. Cụ thể như sau:
- Các tế bào tỏi bị phá vỡ trong quá trình lên men nên chất Anilin trong tế bào sẽ bị oxi hóa thành các hợp chất SAC, Ajoene, Allyl Mercapto Cysteine…Hầu hết các Anilin bị oxi hóa cho nên tỏi đen không có vị cay hôi như tỏi trắng.
- Hợp chất polyphenol là một thành phần quý trong tỏi trắng thì sau khi lên men thành tỏi đen hàm lượng chất này đã tăng lên từ 0.08% – 0.1% thành 0.5% – 2%.
- Các hợp chất chứa lưu huỳnh như Methionin, Cystein, Methanethiol có trong tỏi trắng bị oxi hóa thành những hợp chất, dẫn chất mới dễ tan trong nước giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
- Hàm lượng Carbohydrate tăng lên từ 28.7% lên đến 47.8% làm cho tỏi có vị ngọt và thơm hơn.
- Các acid amin có trong tỏi được chuyển hóa trở lên dễ hấp thu hơn.
Phân loại tỏi đen
Tỏi đen nhiều nhánh
Là loại tỏi được lên men từ những củ tỏi bình thường có nhiều nhánh không bị sâu, lép. Sau lên men củ tỏi vẫn giữ được số nhánh như ban đầu nhưng có mùi vị thơm và dễ ăn hơn.
Tỏi đen cô đơn
Tỏi cô đơn hay tỏi 1 nhánh, tỏi mồ côi được hình thành do sự không bình thường trong sự phân nhánh khiến củ tỏi chỉ có 1 nhánh duy nhất. Do rễ tỏi chỉ phải nuôi một nhánh lên hàm lượng các chất dinh dưỡng, các dược chất có trong tỏi cô đơn lớn hơn so với tỏi bình thường. Tỏi đen cô đơn cũng có mùi vị thơm hơn tỏi bình thường.
13 tác dụng của Tỏi đen
Từ xưa người ta đã biết sử dụng tỏi đen như một vị thuốc bổ có thể sử dụng hàng ngày với công dụng tốt cho sức khỏe. Cho đến bây giờ các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh được tỏi đen rất nhiều tác dụng (có thể có 13 tác dụng). Sau đây là các tác dụng chính của tỏi đen:
Tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi tươi vốn được đánh giá rất cao bởi khả năng kháng nấm, kháng virus, ngăn ngừa khả năng nhiễm khuẩn. Do đó, khi được thực hiện lên men để trở thành tỏi đen, các dược chất có lợi trong tỏi lại càng gia tăng hoạt tính. Đặc biệt, trong tỏi đen còn chứa allicin với khả năng tiêu diệt hàng chục loại vi khuẩn, virus ngay cả khi đã được pha loãng. Vì vậy, ăn tỏi đen có tác dụng gì thì đó chính là khả năng nâng cao khả năng miễn dịch cho người dùng rất lý tưởng.
Việc sử dụng tỏi đen cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt rất có hiệu quả. Ăn tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại mà không để lại các tác dụng phụ.
Ức chế một số dòng ung thư
Tác dụng của tỏi đen còn được khẳng định ở chỗ có khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư nguy hiểm hiện nay như: ung thư gan, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, trực tràng,… Điều này đến từ hợp chất S-allylcysteine là dẫn xuất của axit amin cysteine có tác dụng giảm tối đa nguy cơ gây ung thư đồng thời ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của các tế bào ung thư.
Giúp hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu
Cholesterol là yếu tố quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, khi dư lừa lượng cholesterol có thể là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường… Sử dụng tỏi đen sẽ giúp hạ cholesterol trong máu, giảm mỡ máu và tăng HDL – Cholesterol tốt cho cơ thể. Điều này các có ý nghĩa đối với đối tượng là những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, người béo, mỡ máu.
Thu dọn gốc tự do
Các gốc tự do là nguyên nhân gây nên hơn 80 bệnh lý khác nhau. Các hợp chất sulfur hữu cơ có trong các nhánh tỏi đen cùng dẫn chất tetrahydro carboline có tác dụng thu dọn gốc tự do trong cơ thể rất triệt để. Do đó, có thể khẳng định tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh cực kỳ tuyệt vời.
Chống oxy hóa
Tỏi đen được khẳng định có khả năng chống oxy hóa rất cao. Tính năng vượt trội hơn rất nhiều lần so với những loại tỏi thông thường. Vì vậy, trong các trường hợp viêm hay da nhăn nheo, lão hóa thì tỏi đen đều có tác dụng rất tốt.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch
Trước khi chọn mua, nhiều người thường băn khoăn tỏi đen trị bệnh gì? Trên thực tế tỏi đen là người bạn tuyệt vời đối với các bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch. Không chỉ giảm lượng cholesterol lý tưởng trong mong, công dụng tuyệt vời của tỏi đen còn giúp tăng cường hoạt động lưu thông của máu, bảo vệ thành mạch. Từ đó, hỗ trợ điều trị và giúp các bệnh nhân về tim mạch sống khỏe hơn, ngăn ngừa các biến chứng tốt hơn.
Bảo vệ tế bào gan
Công dụng của tỏi đen tiếp theo là khả năng bảo vệ lá gan của bạn rất tốt từ loại củ này. Các tác dụng của tỏi đen đã được chứng minh có hiệu quả với các trường hợp viêm gan, xơ gan.
Giảm đau, viêm khớp
Tỏi thông thường có các dụng giảm đau và tiêu viêm rất tốt. Khi được lên men chậm và trở thành tỏi đen, các tác dụng tuyệt vời này càng trở nên tốt hơn. Việc ăn tỏi đen đúng cách sẽ mang đến những tác dụng phục hồi tổn thương của cơ bắp cực tốt, cũng giúp cải thiện chức năng và làm các khối cơ khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
Tác dụng của tỏi đen với phụ nữ
Ngoài các thành phần dược chất có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thì tỏi đen cũng chứa những thành phần tuyệt vời cho phái đẹp. Tỏi đen có chứa các vitamin A, C, E,B15… các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa bên trong cơ thể. Từ đó chị em có thể kéo dài tuổi thanh xuân của mình.
Các bác sĩ đã khẳng định rằng ăn tỏi đen mỗi ngày sẽ tạo ra sự chuyển hóa rõ rệt ở da, các sắc tố đen có trên da được chuyển hóa từ đó làm giảm sạm, tàn nhang giúp da trắng mịn.
Bên cạnh đó các tinh chất có trong tỏi đen còn giúp làm căng da, giảm các nếp nhăn, tạo độ ẩm cho da giúp da không bị khô sạm.
Công dụng của tỏi đen trong hỗ trợ điều trị bệnh
- Hỗ trợ điều trị làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol máu ở người bị tiểu đường, người có vấn đề về tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ hạ huyết áp ở người cao huyết áp.
- Hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, giải độc gan, bảo vệ tế bào gan trước các tác động không tốt: rượu bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn.
- Hỗ trợ làm giảm các chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, bụng chướng, ăn uống không ngon ở người đang bị bệnh tiêu hóa.
Cho dù có nhiều tác dụng và dược chất quý được ví von như thần dược thì tỏi đen vẫn không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc. Bạn hãy sử dụng tỏi đen như một loại thực phẩm hỗ trợ điều trị và dự phòng mắc các biến chứng. Không nên lạm dụng tỏi đen.
Cách sử dụng tỏi đen đúng cách
Tỏi đen là một thực phẩm, một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số cách làm tỏi đen để đạt được hiệu quả tác dụng tốt nhất:
Ăn bình thường
Chỉ cần bóc vỏ và dùng trực tiếp từ 2-4 củ / ngày. Hãy nhai kĩ rồi uống một cốc nước. Tỏi đen dùng tốt nhất vào buổi sáng.
Nước ép tỏi đen
Lấy 3 – 5 gam tỏi đen cho vào máy xay với 50 – 60ml nước xay kỹ sau đó lấy rây lọc để loại bỏ xơ, bã rồi uống, bạn có thể uống ngay hoặc pha thêm mật ong, đường để tăng thêm mùi vị.
Nước ép tỏi đen có thể được tối đa 7 ngày trong tủ lạnh.
Tỏi đen ngâm mật ong
Lấy 125 – 150g tỏi đen bóc sạch vỏ cho vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong đên ngập tỏi. Ngâm trong 3 tuần là được.
Mỗi ngày bạn nên sử dụng 3 củ chia đều dùng trước 3 bữa ăn trong ngày.
Tỏi đen ngâm rượu
- Lấy 250g tỏi đen (20 – 30 củ) cho vào bình ngâm với 1 lít rượu 40 độ trong ít nhất là 10 ngày.
- Mỗi lần nên dùng từ 2 – 3 chén rượu tỏi đen sau bữa ăn để phát huy công dụng của tỏi đen.
Tỏi đen ăn với thức ăn khác
Tùy vào sở thích mà tỏi đen có thể ăn kèm với các món ăn trong bữa cơm của bạn như là một loại gia vị giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn.
Để hiệu quả của tỏi đen được tác động tốt nhất tới cơ thể. Thời điểm ăn tỏi đen lúc nào tốt đó chính là ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp dịch vị tiết ra nhiều và cơ thể dễ dàng hấp thu đồng thời tránh được các tác dụng không mong muốn với dạ dày.
Lượng tỏi khuyên dùng trong ngày
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: dùng 1 – 2 củ / ngày.
Trẻ dưới 12 tuổi: 1 củ trên ngày.
Phụ nữ đang mang thai: nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nếu dùng thì không sử dụng quá 4 củ một ngày.
Tác dụng phụ khi sử dụng tỏi đen có thể xảy ra
Có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như sau:
- Có thể gây nóng trong người, ảnh hưởng xấu đến gan.
- Hàm lượng Allicin có trong tỏi đen rất cao nếu hấp thụ không hết sẽ gây kích ứng da: ngứa, nổi mẩn đỏ trên da.
- Có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa khi sử lạm dụng.
Tác dụng không mong muốn là điều khó tránh trong sử dụng sản phẩm. Các tác dụng không mong muốn này thường diễn ra với cường độ nhẹ nhàng, ít nguy hiểm và hết ngay khi tạm ngưng sử dụng tỏi. Mặc dù vậy bạn cũng không được chủ qua, hãy đi gặp bác sĩ nếu cảm thấy có sự bất thường của cơ thể trong quá trình sử dụng tỏi đen.
Ai không nên sử dụng tỏi đen cô đơn?
Tuy có những công dụng tuyệt với song không phải ai cũng có thể dùng được tỏi đen, nếu dùng không đúng đối tượng có thể làm biến tỏi đen từ thần dược sang độc dược. Sau đây là phần trình bày về những đối tượng không nên sử dụng tỏi đen:
- Phụ nữ đang mang thai, người có thể trạng nóng không nên sử dụng tỏi đen.
- Người có tiền sử, bị dị ứng với tỏi hoặc người đang sử dụng các thuốc chống đông máu có khuyến cáo không sử dụng chung với tỏi.
- Người mắc bệnh tiêu chảy hay huyết áp thấp.
- Người mắc các bệnh về mắt, thận, gan đều không được lạm dụng tỏi đen.
Một cách kết hợp giữa tỏi đen và một số vị dược liệu
Tỏi đen kết hợp với Đông trùng hạ thảo
Tỏi đen và Đông trùng hạ thảo đều được coi như là một kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của người dùng. Khi sử dụng các sản phẩm có 2 thành phần tỏi đen và Đông trùng hạ thảo sẽ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đông trùng hạ thảo chứa thành phần mannitol – chất có khả năng làm giãn nở cơ tim và mạch máu não, điều hòa hoạt động của tim mạch, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, đặc biệt ở người cao tuổi.
Tác dụng bồi bổ cơ thể của tỏi đen và đông trùng hạ thảo khi dùng chung không hề bị mất đi mà còn được tăng cường.
Tỏi đen kết hợp với hồng sâm
Hồng sâm tốt cho người huyết áp thấp, tỏi đen lại tốt cho người bị cao huyết áp. Sự kết hợp này không hề xung khắc, nó tạo lên sự điều hòa huyết áp cho cả người cao huyết áp và người bị huyết áp thấp.
Tỏi đen và hồng sâm còn giúp hạ đường huyết thông qua cơ chế điều hòa hoạt động tiết insulin. Đồng thời hỗ trợ người bị tiểu đường phòng chống các biến chứng có thể xảy ra.
Tỏi đen và hồng sâm khi kết hợp vẫn duy trì được các tác dụng như hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng sức đề kháng, bảo vệ gan thận, chống viêm, chống tê chân tay.
Tỏi đen kết hợp với sâm ngọc linh
Khi kết hợp tỏi đen với sâm Ngọc Linh sẽ cho tác dụng tuyệt vời sau đây:
- Bồi bổ sức khỏe: giảm mệt mỏi, giúp ăn ngon ngủ tốt và thúc đẩy tiêu hoá hoạt động hiệu quả. Giúp tăng cường thể lực, cơ thể phục hồi nhanh chóng
- Giảm mỡ máu: giảm C-LDL, tăng C-HDL để ngăn ngừa hình thành huyết khối. Phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Hỗ trợ phòng và điều trị tai biến mạch máu não.
- Tăng cường chức năng gan: bảo vệ gan, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao, ngăn ngừa xơ gan
- Giảm đường huyết: chống huyết áp cao, phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường
- Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khi điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa chất.
- Ngoài ra 2 dược liệu quý này còn có thành phần vitamin A, D, các loại vitamin B có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa sự lão hóa da.
Một số loại tỏi đen được bày bán trên thị trường hiện nay
Tỏi đen Linh Đan
Tỏi đen Phú Sinh được sản xuất bởi FNC – Doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường về nghiên cứu tối ưu hóa quy trình sản xuất tỏi đen, cho thành phẩm tỏi đen Phú Sinh có thành phần tương đương tỏi đen nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản.