Thương hiệu: Phú Sinh
Khối lượng: 500g
Bao bì: Túi lưới, chùm 500g
Hàng trong kho: Còn hàng
Mô tả: Tỏi Lý Sơn chính hiệu, thắt chùm 500g
Dạng khô, đã bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, cắt gọn
Tỏi Lý Sơn có một đặc điểm đặc trưng là củ nhỏ vừa, tép đều, màu trắng, chắc. Ăn tỏi Lý Sơn, ta cảm nhận được cả các mùi vị thơm cay dịu ngọt nồng hơn củ tỏi được trồng ở những vùng đất khác.
Tỏi Lý Sơn chính hiệu rất thơm ngon, vị cay nhẹ, dễ chịu.
Tỏi Lý Sơn chính hiệu còn có tác dụng trong phòng, trị bệnh
Ưu điểm của tỏi Lý Sơn là dù có ăn nhiều nhưng không bao giờ có mùi hôi như những giống tỏi khác.
Củ tỏi có kích thước trung bình từ 1,5 ÷ 3,5 cm, có màu trắng, trung bình mỗi củ có từ 6÷12 tép lớn.Thành phần củ tỏi chứa 0,1÷0.36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa hợp chất lưu huỳnh, thành phần chủ yếu của củ tỏi là chất alixin. Tỏi tươi không có alixin ngay mà có chứa chất alinin chất này dưới tác động của enzyme alinaza và khi giã dập mới cho alixin. Ngoài ra trong tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là selen. Đây là khoáng chất giúp cơ thể con người tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, phát triển trí não và tăng cường tuổi thọ cho con người.
1.1 Cách dùng tỏi Lý Sơn
Để sử dụng tỏi một cách hiệu quả ta nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 đến 15 phút rồi mới ăn. Nguyên nhân là do trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin tốt cho cơ thể
Nếu tỏi chưa băm nhuyễn mà đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin.
Còn nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Bởi vậy, nếu muốn thu được hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì người dùng nên ăn tỏi băm nhuyễn và kết hợp các phương pháp chế biến như
Ăn trực tiếp( ăn sống)
Ta nên ăn trực tiếp từ hai đến ba nhánh tỏi mỗi ngày, còn đối với người già chỉ nên sử dụng 1 đến 2 nhánh để phát huy được tối đa công dụng của nó.
Khi sử dụng tỏi, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi các chất trong tỏi có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.
Làm mắm
Ướp thực phẩm
Ngâm rượu
Theo Đông y, tỏi ngâm rượu có thể tăng cường sức đề kháng cơ thể, chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt rượu tỏi đã được chứng minh có thể chữa được 4 nhóm bệnh thông thường nhiều người mắc là: chữa bệnh về đường hô hấp, tim mạch, xương khớp và bệnh về đường tiêu hóa.
Ngâm mật ong
Tỏi khi được kết hợp với mật ong có tác dụng rất mạnh trong điều trị nhiều chứng bệnh, đặc biệt là trẻ em bị mắc những bệnh do thời tiết gây nên
Làm tỏi đen
Tỏi đen là tỏi được lên men chậm trong môi trường nhiệt độ từ 20 – 90 độ C, độ ẩm từ 50 – 100% từ 30 -45 ngày. Sau khi lên men, màu của phần thịt tép tỏi sẽ chuyển thành màu đen, có mùi thơm dễ chịu, ăn vào có vị ngọt. Đặc biệt, sau quá trình lên men, các tinh chất tốt của tỏi sẽ được tăng lên nhiều lần và hình thành những hợp chất mới có tác dụng cao trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh, nhất là ung thư và tim mạch.
1.2 Công dụng của tỏi Lý Sơn
1.2.1 Cảm cúm
Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30- 40 ngày để ăn hàng ngày.
Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này nhỏ vào mũi từ 2-3 lần/ ngày.
1.2.2 Đầy bụng, khó tiêu.
– Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
– Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1 thìa cà phê, 2-3 lần/ngày.
1.2.3 Ho, viêm họng
– Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10- 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa bệnh ho mãn tính
Lưu ý: Không dùng tỏi sống đẻ ngậm vì dễ bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
1.2.4 Thấp khớp, đau nhức xương
– Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45-60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. dùng nước này bôi lên chỗ đau rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
1.2.5 Tiểu đường
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
1.2.6 Huyết áp cao, tụ huyết khối
10g ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng. Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2 tuần/ngày.
1.2.7 Tỏi chống ung thư
Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngùa các bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E… cosk hả năng ngăn chặn sự phất triển của các khối ung bướu.
Ung thư dạ dày. Ung thư phổi, ung thư gan…
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các laoij vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày
– Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
– Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày
1.2.8 Đặc tính sát khuẩn
Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán ( giun đũa, giun kim, sán dây ).
1.2.9 Giảm sưng tấy chữa vết thương do muỗi đốt
Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.
1.2.10 Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh
Tỏi không chỉ là một gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề khoáng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất xúc tác giúp cho các vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà otir còn được xem là một “vũ khí” giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylopacter – các nhà khoa học vừa phát hiện ra
1.2.11 Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Tỏi có tác dụng trong việc loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu, giúp hạ mức cholesterol xấu và tăng năng lượng cholesterol tốt trong cơ thể
Quá trình lão hóa của động mạch chủ sẽ bị kéo dài chậm lại nếu ta thường xuyên sử dụng tỏi
Bên cạnh công dụng làm giảm mỡ máu, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối. Vậy nên, tỏi rất hữu ích trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
1.2.12 Có vai trò như một loại viagra
Tỏi chứa các hợp chất có tác dụng làm tăng ham muố trong đời sống tình dục. có lẽ cũng vì nguyên nhân này mà các bác sĩ tình dục khuyên những bệnh nhân của mình bổ sung tỏi vào trong chế độ ăn uống của mình để vượt qua các vấn đề trong chuyện “chăn gối”.
1.2.13 Giúp ngừa bệnh alzheimer
Alzheimer hay còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ. Tành phần chống oxy hóa trong tỏi vừa có tác dụng tăng enzyme chống oxy hóa vừa làm giảm stress hiệu quả đối với những người bị cao huyết áp. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc sử dụng tỏi để làm gia vị , nước chấm, nấu ăn mỗi ngày cũng là cách nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh thần kinh an toàn, lành mạnh.
3 Những lưu ý khi dùng tỏi.
– Bệnh nhân dùng các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel thì không nên đồng thời dùng tỏi vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
– Nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.
– Không nên ăn tỏi khi đói vì có thể gây ra cảm giác khó chịu như đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
– Không nên đắp tỏi tươi vì có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ.
– Phụ nữ khi cho con bú không nên sử dụng tỏi vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ và có thể làm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng.
– Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
– Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.
– Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.
– Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.